1. Startup là gì?
Startup là danh từ chỉ về các doanh nghiệp mới, được khởi đầu bởi một vài người sáng lập, từ những ý tưởng độc đáo hoặc từ các vấn đề xã hội đang gặp phải. Các startup có thể tận dụng nhu cầu thị trường để phát triển sản phẩm, dịch vụ hoặc một công nghệ nào đó mang tính khả thi. Khi mới bắt đầu thành lập, công ty startup thường phải kêu gọi vốn tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau để phát triển kinh doanh.
2. Đặc điểm của startup
Đặc điểm của startup thứ nhất là tính sáng tạo, công ty cần phải tạo ra sản phẩm, dịch vụ có thể giải quyết một nhu cầu cụ thể, chưa từng có công ty nào trên thị trường tạo ra. Ý tưởng startup cũng có thể là sự phát triển, đột phá hơn so với các công ty hiện tại. Đặc điểm thứ hai của startup là sự tăng trưởng. Một startup phải có tham vọng phát triển công ty đến mức lớn nhất có thể, không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng, phát triển.
3. Phân biệt Startup và Small Business
Startup là công ty khởi nghiệp, đang ở giai đoạn khởi đầu nên có quy mô nhỏ, thời gian, tiền bạc và công sức cũng tiêu tốn rất nhiều. Đặc biệt, tỷ lệ thất bại và rủi ro cao, đa phần các startup đã thất bại trước khi hoàn thành sản phẩm hoặc dự án. Tuy nhiên, một khi đã thành công thì startup có thể tạo ra lợi ích một cách dài hạn, vĩ đại và có thể phát triển thành nhiều công ty con trong dài hạn. Bên cạnh đó, “small business” hay còn gọi là công ty nhỏ, từ đầu đã được thiết kế với mục đích tạo ra lợi nhuận với quy mô nhỏ hoặc trung bình, không đòi hỏi nguồn đầu tư cao. Đặc biệt là small business không gặp nhiều rủi ro như startup.
4. Phân biệt Startup và Entrepreneur
Sự khác nhau giữa Startup và Entrepreneur là về sự đảm bảo lợi nhuận và sự đột phá trong ý tưởng. Công ty startup không có sự đảm bảo chắc chắn về lượng cầu trong thị trường vì ý tưởng cho sản phẩm, dịch vụ là hoàn toàn mới. Tuy nhiên Entrepreneur thì có sự đảm bảo hơn vì họ thường nắm bắt các cơ hội khả quan để phát triển doanh nghiệp với mục tiêu thu lợi nhuận. Entrepreneur cũng là các doanh nghiệp mới nhưng ý tưởng kinh doanh có thể không đòi hỏi sự độc đáo, sáng tạo như startup.
1. Hoạt động của doanh nghiệp startup
Các doanh nghiệp startup thường có khối lượng công việc khá lớn so với các doanh nghiệp lâu năm, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thành lập. Nguyên nhân là vì nguồn nhân lực khá hạn chế, mỗi người phải đảm nhận nhiều công việc trong doanh nghiệp. Các founder là những người luôn hoạt động hết công suất từ lập kế hoạch đến quản lý, vận hành các nguồn lực của doanh nghiệp.
2. Các giai đoạn phát triển của startup
- Định hướng: đây là giai đoạn khởi đầu của tất cả các công ty Startup. Giai đoạn này liên quan đến việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường, thử nghiệm, đặt mục đích, mục tiêu, triển khai ý tưởng, lên kế hoạch để hướng đến mục tiêu trong tương lai.
- Thử thách: sau khi đã định ra hướng đi cho công ty, các Startup sẽ bắt đầu đối mặt với rất nhiều các thử thách mới rất khó khăn. Phần lớn các Startup thường không vượt qua được giai đoạn này và dẫn đến thất bại.
- Hòa nhập: khi đã vượt qua được các khó khăn, thử thách thì giai đoạn tiếp theo là sự phục hồi, hòa nhập. Ở giai đoạn này, công ty startup đã hoạt động hiệu quả, năng suất hơn và ngày càng cải tiến nhanh hơn. Công ty đã bắt đầu đạt được những mục tiêu về doanh thu, doanh số. Doanh thu tăng trưởng dương hoặc không thua lỗ quá nhiều như giai đoạn trước.
- Phát triển: đây là giai đoạn mà công ty Startup nào cũng mong muốn hướng đến sau khi đã trải qua nhiều thách thức, khó khăn. Trong giai đoạn phát triển, công ty Startup sẽ họp lại để bàn bạc, lên kế hoạch dài hạn, điều chỉnh các mục tiêu mới to lớn hơn, đầu tư nhiều hơn cho công nghệ, kỹ thuật và nhân sự công ty. Do đó, công ty phát triển thần tốc và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trong đó có cả các giải thưởng trong kinh doanh.
3. Thách thức - cơ hội khi chọn startup
Phải công nhận một điều là hành trình startup vô cùng khó khăn và có nhiều thách thức, không phải ai cũng có thể thành công. Khi lựa chọn startup bạn sẽ phải chấp nhận đầu tư gần như toàn bộ thời gian cho công việc, các mối quan hệ gia đình, bạn bè có thể bị sứt mẻ. Một thách thức rất lớn nữa là sự rủi ro, bạn không biết chắc rằng mình sẽ thành công hay không mặc dù đã đầu tư rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức.
Tuy có nhiều thách thức nhưng cơ hội dành cho những người trẻ, những người dám bứt phá startup cũng rất lớn. Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, các công ty startup trong lĩnh vực công nghệ có cơ hội thành công rất cao. Bên cạnh đó, có rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng góp vốn startup nếu ý tưởng kinh doanh của bạn thật sự ấn tượng, đột phá. Với sự lan truyền mạnh mẽ nhờ internet, một khi bạn đã thành công ở một thị trường thì chắc chắn nó sẽ được bao phủ trên toàn quốc hoặc toàn thế giới một cách nhanh chóng.
1. Mục tiêu của Startup
Từ khi bắt đầu, tất cả startup đều hướng đến mục tiêu không còn là một công ty startup nữa mà sẽ trở thành một doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong tương lai. Có một số công ty startup đạt được mục tiêu đó trong vòng 3-5 năm. Tuy nhiên cũng có nhiều công ty vẫn là startup trong thời gian lâu hơn tùy vào tình hình kinh doanh và môi trường kinh tế.
2. Nguyên tắc khởi động một Startup
Hầu hết các startup khi bắt đầu khởi động startup thì đều làm theo một số nguyên tắc giúp cho bước đầu tiên được thuận lợi. Thứ nhất, phải xác định đúng thị trường cho sản phẩm, dịch vụ của công ty, đảm bảo đó là một thị trường phù hợp, tiềm năng. Thứ hai, người sáng lập phải có sự nhanh nhẹn, linh hoạt để ứng phó với mọi tình huống xảy ra. Cuối cùng là các startup nên học hỏi kinh nghiệm từ các công ty startup đã thành công hoặc thất bại để rút ra bài học riêng, ứng dụng cái hay và tránh các lỗi sai cơ bản.
1. Startup sở trường
Đây là hình thức startup đơn giản nhất mà nguồn vốn lớn nhất đến từ những kiến thức chuyên môn, đam mê, khả năng có sẵn hay kinh nghiệm tích lũy trong nhiều năm của bạn. Ví dụ một số trường hợp là nhà kinh doanh startup dịch vụ tư vấn kinh doanh, tài chính, các blogger chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó, tiểu thuyết gia viết sách để kiếm tiền,...
2. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là hình thức phổ biến nhất của các công ty startup. Lĩnh vực kinh doanh của hình thức này cũng rất đa dạng và dễ tìm thấy trên thị trường như: quán cà phê, salon tóc, nhà hàng, spa, tiệm đồ da,... Đây là hình thức startup nhiều nhất tại Việt Nam, tuy không tạo ra doanh thu quá lớn tuy nhiên nó cũng đem lại lợi nhuận và việc làm cho nhiều người.
3. Khởi nghiệp có thể mở rộng
Khởi nghiệp có thể mở rộng thường là các startup công nghệ với ý tưởng vô cùng mới lạ, mang tính đột phá. Ví dụ điển hình là Facebook đã để lại một dấu ấn trong lịch sử công nghệ kết nối và có tiềm năng phát triển vô cùng rộng mở. Đặc điểm của các startup thuộc hình thức này là thị trường mục tiêu tiềm năng, có nguồn vốn đầu tư khổng lồ, mô hình kinh doanh có khả năng mở rộng và khả năng thực thi nhanh, có thể dễ dàng vượt qua đối thủ.
4. Các công ty khởi nghiệp có thể mua được
Tuy startup nào cũng có mục tiêu trở thành tập đoàn lớn phát triển mạnh trong tương lai nhưng cũng không tránh khỏi một số trường hợp công ty phải dừng lại để bán cho các “ông lớn”. Các startup này thường có đặc điểm là thị trường mục tiêu không có tiềm năng mở rộng như dự tính ban đầu, có thể bổ sung cho các công ty lớn khác. Một ví dụ điển hình cho hình thức này là Instagram đã được Facebook mua lại vào năm 2012 với giá 1 tỷ USD.
5. Khởi nghiệp xã hội
Các công ty startup ở dạng này không phải là công ty phi lợi nhuận, vẫn có nguồn thu nhưng không cao như các startup khác. Lý do là vì định hướng, mục tiêu của các công ty này là muốn tạo được sự tác động tích cực cho xã hội, cho con người.