KÊ KHAI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH KHÁC TỈNH (HƯỚNG DẪN CHUNG)

Công ty (Trụ sở chính - Viêt tắt TSC) và Chi nhánh/Văn phòng đại diện/Địa điểm kinh doanh khác tỉnh đóng TSC (Sau đây gọi tắt là Đơn vị trực thuộc - Viết tắt là ĐVTT) thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo các quy định tại Khoản 3, Điều 42 và Điều 45, Luật Quản lý thuế ngày ngày 13 tháng 6 năm 2019; điểm a Khoản 1, điểm c Khoản 2, tiết d.1 Khoản 6, Điều 8 và Điều 11, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ; Điều 12 và Điều 19, Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài Chính
VP&Partners tổng hợp
          Công ty (Trụ sở chính - Viêt tắt TSC) và Chi nhánh/Văn phòng đại diện/Địa điểm kinh doanh khác tỉnh đóng TSC (Sau đây gọi tắt là Đơn vị trực thuộc - Viết tắt là ĐVTT) thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo các quy định tại Khoản 3, Điều 42 và Điều 45, Luật Quản lý thuế ngày ngày 13 tháng 6 năm 2019; điểm a Khoản 1, điểm c Khoản 2, tiết d.1 Khoản 6, Điều 8 và Điều 11, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ; Điều 12 và Điều 19, Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài Chính. Cụ thể:
          Căn cứ các quy định như sau:
          - Khoản 3, Điều 42, Luật Quản lý thuế ngày 13/06/2019

“Điều 42. Nguyên tắc khai thuế, tính thuế
....3. Người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế tại cơ quan thuế địa phương có thẩm quyền nơi có trụ sở. Trường hợp người nộp thuế hạch toán tập trung tại trụ sở chính, có đơn vị phụ thuộc tại đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính thì người nộp thuế khai thuế tại trụ sở chính và tính thuế, phân bổ nghĩa vụ thuế phải nộp theo từng địa phương nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này."

          - Khoản 1 và điểm b Khoản 4, Điều 45, Luật Quản lý thuế ngày 13/06/2019

"Điều 45. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
1. Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
...
4. Chính phủ quy định địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh;
c) Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu từ đất; cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản;
d) Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
đ) Người nộp thuế thực hiện khai thuế thông qua giao dịch điện tử và các trường hợp cần thiết khác."

          - Điều 8, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ

"Điều 8. Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế
1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm:
a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý.
2. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo quý, bao gồm:
c) Thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân, mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý và lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế và lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý.
6. Các loại thuế, khoản thu khai quyết toán năm và quyết toán đến thời điểm giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa) mà doanh nghiệp chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp được chuyển đổi thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp, doanh nghiệp khai quyết toán khi kết thúc năm. Cụ thể như sau:
d) Thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế. Cụ thể như sau:
d.1) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi trả, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán thuế theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có)."

          - Điều 11, Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ

"Điều 11. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
Người nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau đây:
 2. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính (trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này) tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Đồng thời, người nộp thuế phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp (nếu có) theo từng địa bàn cấp tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính, trừ một số trường hợp sau đây không phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp:
a) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh vận tải của người nộp thuế mà các tuyến đường vận tải đi qua địa bàn các tỉnh khác nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính.
b) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm.
c) Thuế giá trị gia tăng của hoạt động kinh doanh xây dựng (bao gồm cả xây dựng đường giao thông, đường dây tải điện, đường ống dẫn nước, đường ống dẫn dầu, đường ống dẫn khí) tại địa bàn cấp tỉnh khác nơi có trụ sở chính nhưng không thành lập đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại địa bàn cấp tỉnh đó mà giá trị công trình xây dựng bao gồm cả thuế giá trị gia tăng dưới 1 tỷ đồng.
d) Thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vi phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Người nộp thuế phải xác định riêng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi với cơ quan thuế quản lý nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh và không được tính phân bổ cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác của người nộp thuế.
đ) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của người nộp thuế là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
e) Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ (trừ lợi nhuận sau thuế của hoạt động xổ số điện toán)."

          - Điều 3, Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài Chính

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
5. “Cơ quan thuế quản lý trực tiếp” bao gồm:
a) Cơ quan thuế quản lý địa bàn trụ sở chính của người nộp thuế, trừ quy định tại điểm c khoản này;
b) Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi người nộp thuế có đơn vị phụ thuộc khác tỉnh với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nhưng đơn vị phụ thuộc trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế trên địa bàn;
c) Cục Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế được thành lập theo quy định tại Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ;
d) Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế cấp mã số thuế và được thay đổi theo cơ quan thuế thực hiện quyết toán thuế cho cá nhân theo quy định;
đ) Đối với cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán hoặc phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh tại Việt Nam, thuộc diện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế quản lý đơn vị phát hành; trường hợp có nhiều cơ quan thuế quản lý nhiều đơn vị phát hành thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp là cơ quan thuế nơi cá nhân nhận thừa kế, quà tặng cư trú.
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có thể được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế hoặc Thông báo cơ quan thuế quản lý hoặc Thông báo phân công cơ quan thuế quản lý khi cấp mã số doanh nghiệp, mã số hợp tác xã, mã số thuế hoặc khi thay đổi thông tin đăng ký hoặc khi phân công lại cơ quan thuế quản lý theo quy định của pháp luật.
6. “Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ” là cơ quan thuế thuộc địa bàn được nhận khoản thu ngân sách nhà nước do người nộp thuế xác định trên tờ khai thuế nhưng không được tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế theo quy định. Cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ gồm:
a) Cơ quan thuế tại địa bàn nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính nhưng không quản lý trực tiếp người nộp thuế;
b) Cơ quan thuế tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính mà được hưởng khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư này.
7. “Cơ quan thuế quản lý khoản thu ngân sách nhà nước” là cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi người nộp thuế có phát sinh thủ tục khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế và các thủ tục về thuế khác theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành hoặc theo văn bản phân công của cơ quan có thẩm quyền; nhưng không phải là cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế.
8. “Đơn vị phụ thuộc” bao gồm chi nhánh, văn phòng đại diện.
9. “Địa điểm kinh doanh” là nơi người nộp thuế tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh (trừ địa điểm của trụ sở chính, đơn vị phụ thuộc).

          - Điều 12, Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài Chính

"1. Người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp và phân bổ số thuế phải nộp cho từng tỉnh nơi có hoạt động kinh doanh.
2. Các trường hợp phân bổ, phương pháp phân bổ, khai thuế, tính thuế, quyết toán thuế đối với loại thuế được phân bổ thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Thông tư này.
3. Người nộp thuế có trách nhiệm khai thuế và phân bổ nghĩa vụ thuế đầy đủ, chính xác, kịp thời theo đúng quy định. Việc phân bổ số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước phải đảm bảo không được lớn hơn số tiền thuế phải nộp trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế không phát sinh số thuế phải nộp thì không phải xác định số thuế phải nộp cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước. Trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 13 và điểm b khoản 2 Điều 17 Thông tư này không thực hiện nguyên tắc phân bổ theo khoản này.
4. Người nộp thuế căn cứ vào số thuế phải nộp theo từng tỉnh hưởng nguồn thu phân bổ để lập chứng từ nộp tiền và nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định. Kho bạc Nhà nước nơi tiếp nhận chứng từ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế hạch toán khoản thu cho từng địa bàn nhận khoản thu phân bổ.5. Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra phát hiện người nộp thuế kê khai, phân bổ không đúng quy định thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định lại số phải phân bổ cho các tỉnh nơi được hưởng nguồn thu phân bổ."

          - Điều 19, Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài Chính

"Điều 19. Khai thuế, tính thuế, phân bổ thuế thu nhập cá nhân
1. Trường hợp phân bổ:
a) Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được trả tại trụ sở chính cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác.
2. Phương pháp phân bổ:
a) Phân bổ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:
Người nộp thuế xác định riêng số thuế thu nhập cá nhân phải phân bổ đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân làm việc tại từng tỉnh theo số thuế thực tế đã khấu trừ của từng cá nhân. Trường hợp người lao động được điều chuyển, luân chuyển, biệt phái thì căn cứ thời điểm trả thu nhập, người lao động đang làm việc tại tỉnh nào thì số thuế thu nhập cá nhân khấu trừ phát sinh được tính cho tỉnh đó.
3. Khai thuế, nộp thuế:
a) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công:
a.1) Người nộp thuế chi trả tiền lương, tiền công cho người lao động làm việc tại đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác với nơi có trụ sở chính, thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo quy định và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu số 05/KK-TNCN, phụ lục bảng xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho các địa phương được hưởng nguồn thu theo mẫu số 05-1/PBT-KK-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp; nộp số thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công vào ngân sách nhà nước cho từng tỉnh nơi người lao động làm việc theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư này. Số thuế thu nhập cá nhân xác định cho từng tỉnh theo tháng hoặc quý tương ứng với kỳ khai thuế thu nhập cá nhân và không xác định lại khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân."

          Căn cứ các quy định nêu trên, TSC và ĐVTT thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công cụ thể như sau:
          1. Phần TNCN tương ứng với THU NHẬP DO ĐVTT TRỰC TIẾP CHI TRẢ cho các lao động ở ĐVTT:
          1.1. ĐVTT khai thuế trực tiếp tại CQT địa phương => CQT địa phương là CQT quản lý trực tiếp/ĐVTT khai thuế, nộp thuế tại CQT địa phương như thông thường (hoàn toàn không có phân bổ).
          1.2. ĐVTT KHÔNG khai thuế trực tiếp tại CQT địa phương => CQT quản lý trụ sở chính là CQT quản lý trực tiếp/TSC khai thuế, nộp thuế (bao gồm cả phần của ĐVTT) tại CQT quản lý TSC như thông thường (hoàn toàn không có phân bổ).
          2. Phần TNCN tương ứng với THU NHẬP DO TSC TRỰC TIẾP CHI TRẢ cho các lao động ở ĐVTT:
          2.1. TSC hạch toán tập trung tại trụ sở chính: FIT khai thuế, nộp thuế tại CQT quản lý trụ sở chính (bao gồm cả phần của ĐVTT)/Phân bổ nghĩa vụ thuế về địa phương; nộp thuế về địa phương tương ứng.
          2.2. TSC không hạch toán tập trung trụ sở chính: Thực hiện như mục 1./.

THAM KHẢO
Phân bổ thuế TNCN cho chi nhánh địa điểm

https://gonnapass.com/phan-bo-thue-tncn-cho-chi-nhanh-dia-diem/

Số: 9281/CTHN-TTHT ngày 21 tháng 03 năm 2022 Cục Thuế TP Hà Nội V/v phân bổ thuế TNCN

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-9281-CTHN-TTHT-2022-phan-bo-thue-thu-nhap-ca-nhan-Cuc-Thue-Ha-Noi-507683.aspx

ố: 4190/TCT-DNNCN ngày 11 tháng 11 năm 2022 Tổng cục Thuế V/v: Chính sách thuế TNCN về việc phân bổ thuế TNCN

https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-4190-TCT-DNNCN-2022-chinh-sach-thue-thu-nhap-ca-nhan-ve-viec-phan-bo-thue-556882.aspx

CÔNG TY CỔ PHẦN STARTUP2S

VP 1: 54/132 Vũ Huy Tấn, Phường 03, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.