Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp mới
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là bước quan trọng để xác lập tính pháp lý và hoạt động của doanh nghiệp mới. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp này không chỉ đơn giản mà còn cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự hợp pháp và hoạt động thuận lợi của doanh nghiệp. Để chuẩn bị hồ sơ này, bạn cần cung cấp các thông tin cơ bản tùy vào loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn như tên gọi doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, mục đích kinh doanh, thông tin về các thành viên sáng lập và cơ cấu vốn điều lệ.
Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp là bước quan trọng đầu tiên nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp. Mỗi loại hình có những đặc điểm khác nhau, mang lại các lợi ích và yêu cầu pháp lý khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc, cách thức quản lý và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai:
- Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ.
- Công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- CTCP với tối thiểu 03 cổ đông trở lên.
- Công ty hợp danh với ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu công ty.
- Xác định ngành nghề kinh doanh
Để thực hiện hồ sơ đăng ký thành lập, bạn cần xác định mã ngành kinh doanh cũng như các ngành nghề mà doanh nghiệp có thể hoạt động trong tương lai, tránh việc phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề sau này, vừa mất thời gian, chi phí lại ảnh hưởng tiến độ kinh doanh.
Hiện nay, doanh nghiệp được kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh các ngành nghề mà mình đã đăng ký và kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nên lựa chọn phạm vi rộng khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh cho công ty trong hồ sơ đăng thành lập công ty để tránh phải thay đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh nhiều lần.
Việc áp mã ngành nghề kinh doanh của công ty được thực hiện theo mã ngành cấp 4 theo quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam (Áp dụng theo Quyết định số: 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ). Startup2s sẽ hỗ trợ phân ngành và áp mã ngành nghề cho quý công ty.
Tên cho doanh nghiệp
Việc chọn tên khi thành lập doanh nghiệp là một quyết định quan trọng vì nó không chỉ đại diện cho thương hiệu mà còn ảnh hưởng đến ấn tượng ban đầu của khách hàng và đối tác. Một cái tên độc đáo và phù hợp là chìa khóa để thu hút và giữ chân khách hàng.
Điều quan trọng nhất là cần kiểm tra tính độc quyền của tên trước khi đăng ký để tránh xung đột về quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề pháp lý khác. Một tên gọi đơn giản, dễ nhớ, dễ phát âm sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và gây ấn tượng tích cực đối với khách hàng hơn. Ngoài ra, công ty cũng nên tính đến việc dùng tên của công ty để đăng ký nhãn hiệu, tên miền nhằm nhận diện thương hiệu doanh nghiệp trong tương lai mang tính đồng bộ, chuyên nghiệp.
Tìm kiếm địa điểm đặt trụ sở doanh nghiệp
Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, địa điểm đặt trụ sở khi thành lập doanh nghiệp phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định theo địa giới đơn vị hành chính. Địa chỉ này không chỉ là nơi giao dịch, liên lạc của doanh nghiệp mà còn cần phải có đầy đủ thông tin như số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Lựa chọn mức vốn điều lệ
Vốn điều lệ của một công ty là tổng giá trị tài sản mà các thành viên, chủ sở hữu cam kết góp khi thành lập công ty, theo quy định tại Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020. Mức vốn điều lệ này khác nhau đối với từng loại hình doanh nghiệp. Hiện nay chưa có quy định, về số vốn điều lệ tối thiểu và doanh nghiệp cũng không cần chứng minh vốn điều lệ dưới bất cứ hình thức nào, nhưng vốn điều lệ là cơ sở để doanh nghiệp xác định lệ phí môn bài và cam kết nghĩa vụ trách nhiệm tài chính với đối tác, khách hàng,.... Người thành lập phải chịu trách nhiệm với số vốn điều lệ đã khai báo khi đăng ký thành lập công ty.
Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, bao gồm việc ký kết các hợp đồng, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Luật doanh nghiệp 2020 đã cho phép một công ty có nhiều người đại diện theo pháp luật.
Việc
thành lập doanh nghiệp đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng với các bước quan trọng như lựa chọn loại hình doanh nghiệp, chuẩn bị hồ sơ đăng ký và lựa chọn địa điểm trụ sở phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Startup2S ngay để được tư vấn cụ thể nhé!
Thông tin chi tiết về Startup2S
Website: Startup2S
Hotline: 0888.944.884
Facebook: Startup2S
Zalo: https://zalo.me/0888845454